Cầm cố tài sản thế nào cho đúng với luật pháp Việt Nam

Đại đa số khách hàng cần cầm cố tài sản lấy tiền gấp đều quan tâm đến vấn đề cầm cố tài sản thế nào là đúng luật? Địa chỉ nào cầm cố tài sản đúng luật định? Minh bạch, văn minh, chuyên nghiệp? Địa chỉ cầm đồ nào làm việc đúng luật, kinh doanh chân chính.

Lợi ích của việc cầm cố tài sản ở những địa chỉ làm việc theo luật pháp

Khi cầm cố tài sản tại những địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp, văn minh và kinh doanh theo đúng quy định pháp luật khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi tốt nhất trong thời gian sử dụng dịch vụ, yên tâm trong thời gian cầm cố tài sản không gặp phải các tình huống như: đe dọa, làm phiền, để lộ thông tin cá nhân, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự….hay các tình huống éo le như “tài sản mất – tật vẫn mang”, tiền lãi đội lên cao…vv..vv

Vì vậy, khách hàng khi có nhu cầu cầm cố tài sản chỉ nên tìm những địa chỉ cầm cố tài sản uy tín, kinh doanh theo luật định để giao dịch tránh được hàng loạt rủi ro, tranh chấp.

Dịch vụ cầm đồ

Cầm cố tài sản thế nào là đúng theo quy định pháp luật

Khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng.

Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Điều 326 Bộ luật dân sự (BLDS) quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Khoản 1, điều 432 quy định “Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Cầm cố tài sản thế nào là đúng theo quy định pháp luật

Theo những quy định trên thì khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điểm chung của hai loại hình này theo quy định là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên đối với thế chấp tài sản nếu pháp luật có quy định thì việc thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo.

Như vậy có thể thấy cầm cố tài sản được dùng cho các giao dịch là các loại tài sản thông thường và thế chấp tài sản được áp dụng đối với những loại tài sản có giá trị lớn là các bất động sản và động sản có đăng ký quyền sở hữu. Do đó, nếu pháp luật có quy định về việc thế chấp đối với từng loại tài sản nhất định thì việc thế chấp đó phải được công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký giao dịch đảm bảo.

Trên thực tế hiện nay việc thế chấp tài sản, cầm cố tài sản hiện đang được sử dụng rất thông dụng tại các ngân hàng, công ty tài chính hay các địa chỉ cầm cố tài sản trên cả nước.

Xử lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định pháp luật như thế nào?

Điều 336 và 355 BLDS quy định: Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Nếu là tài sản thông thường thì trên thực tế sẽ thuộc về người nhận cầm cố nếu đến hạn mà người cầm cố không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đối với thế chấp tài sản thì lại không đơn giản, bởi tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Người nhận thế chấp phải yêu cần bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện. Nhưng trên thực tế thì người nhận thế chấp phải trải qua giai đoạn khởi kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp. Thực trạng này làm cho người nhận thế chấp tốn nhiều thời gian và chi phí, bởi lẽ các cơ quan bán đấu giá tài sản không dám nhận bán đấu giá các tài sản chưa có bản án và quyết định bán đấu giá của cơ quan thi hành án.

Xử lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định pháp luật như thế nào

Các bên nên chấp hành quy định pháp luật

Điểm c, khoản 2, điều 1, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định tài sản bán đấu giá là “Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá”. Như vậy, nếu việc cầm cố, thế chấp tài sản có thỏa thuận xử lý tài sản bằng cách bán đấu giá tài sản thì vẫn được pháp luật chấp thuận, không được yêu cầu các bên đương sự phải qua giai đoạn tố tụng và thi hành án rồi mới được bán đấu giá tài sản. Việc cầm cố, thế chấp là sự thỏa thuận của các bên, được pháp luật bảo vệ. Do đó phải công nhận và tạo điều kiện cho các bên thực hiện sự thỏa thuận đó.

Tiểu kết: Cầm đồ, cầm cố tài sản hay vay thế chấp từ lâu đã không còn chỉ là dịch vụ cá nhân tự thân mà nay đã chuyển hóa thành một ngành kinh doanh phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thương mại góp phần tăng trưởng thị trường, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, truyền bá các giá trị văn hóa,… Vì vậy, việc cầm cố tài sản cần tuân thủ theo đúng pháp luật và lợi ích chung của xã hội để được bảo vệ quyền lợi, danh dự, nhân phẩm, tính mạng theo luật định và cũng là để bài trừ nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong mảng dịch vụ cầm cố tài sản.

Viết một bình luận